Van hằng nhiệt, cấu tạo và hoạt động
Ở trong bài viết: “Hệ thống làm mát ô tô hoạt động thế nào?” chúng ta đã đề cập tới van hằng nhiệt. Nó như một người gác cổng giữa động cơ và đường dẫn nước tới két nước làm mát. Nhưng làm thế nào mà nó có thể làm được việc đó? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Van hằng nhiệt là gì?
Van hằng nhiệt nằm tại khu vực điểm nối giữa động cơ xe và đường nước dẫn tới két nước. Dù có kích thước nhỏ hơn so với các thành phần khác của hệ thống làm mát. Nhưng nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cả hệ thống làm mát.
Nó có nhiệm vụ là giữ cho động cơ luôn ổn định ở một khoảng nhiệt nhất định. Nó giúp động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn, hoạt động trơn tru hơn.
Cấu tạo của van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt cấu tạo bởi 5 bộ phận
- Van chính: Van chính giúp kiểm soát dòng chảy của nước làm mát trong động cơ. Khi van chính đóng thì van thứ cấp sẽ được mở và ngược lại.
- Van thứ cấp: Khi van thứ cấp mở, nước làm mát từ động cơ sẽ đi qua bơm và được bơm lại trực tiếp vào động cơ. Trường hợp nhiệt độ nước làm mát tăng lên, van này sẽ đóng lại và van chính mở ra khiến nước làm mát được dẫn đến két nước.
- Trụ nạp: Bên trong trụ nạp được chứa một hợp chất dãn nở. Khi gặp nhiệt độ cao, hợp chất này sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng rồi nở ra khiến thể tích bên trong khoang trụ tăng lên.
- Khung: Phần khung có nhiệm vụ giữ đúng vị trí của các thành phần khác. Nó sẽ đảm bảo các lò xo và van được hoạt động đúng như những gì được thiết kế.
- Lò xo: Khi nhiệt độ nước làm mát giảm, lò xo này sẽ đưa van trở về với vị trí ban đầu. Thường chúng ta sẽ có 2 lò xo, 1 chính và 1 thứ cấp. Tuy nhiên có một số loại van hằng nhiệt sẽ chỉ sử dụng 1 lò xo.
Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ đang nguội, van thứ cấp được mở và van chính đóng. Lúc này nước làm mát từ động cơ đi qua van hằng nhiệt sẽ theo đường dẫn phụ xuống thẳng bơm và được bơm trực tiếp vào động cơ.
Sau một thời gian hoạt động thì lúc này nước làm mát đã đạt đến ngưỡng nhiệt độ nhất định. Khi này chất dãn nở bên trong trụ nạp sẽ nở ra. Lực đẩy của chất giãn nở lúc này lớn hơn lực của cả 2 lò xo. Khi này van thứ cấp sẽ được đóng lại và van chính sẽ được mở ra.
Sau khi van thứ cấp đóng và van chính mở ra. Nước làm mát sẽ được chảy trực tiếp thông qua ống dẫn vào két làm mát để hạ nhiệt độ.
Khi chúng ta tắt máy, nhiệt độ nước làm mát nguội dần khiến chất dãn nở bên trong giảm thể tích xuống. Khi này lực của lò xo trở nên lớn hơn lực đẩy của chất dãn nở bên trong trụ nạp. Điều này giúp cho van hàng nhiệt trở lại vị trí cũ, tức là van chính đóng và van thứ cấp mở.
Bảo trì, bảo dưỡng
Van hằng nhiệt là một thành phần cực kỳ quan trọng của hệ thống làm mát xe ô tô. Nó là thành phần chính quyết định hiệu suất là mát của cả hệ thống nên các bạn cũng nên chú ý đến thành phần này.
Trong quá trình bảo dưỡng định kỳ thì các bạn nên nhờ những người thợ trong garage xe ô tô mà bạn bảo dưỡng kiểm tra thêm cả van hằng nhiệt cũng như nước làm mát của hệ thống ô tô.
Ngoài van hằng nhiệt thì nước làm mát cũng ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất làm mát của hệ thống. Lời khuyên là các bạn nên sử dụng nước làm mát CTK Coolant để tối ưu hiệu suất của hệ thống làm mát vì CTK Coolant được nghiên cứu và sản xuất để phù hợp nhất với môi trường nước ta.
CTK – GIẢI PHÁP CHĂM SÓC XE TOÀN DIỆN
Liên hệ với chúng tôi
CTKF cam kết sẽ cung cấp và hỗ trợ những khách hàng đã, đang và sẽ cùng đồng hành để mang tới những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất. Với tôn chỉ “Uy tín tạo thành công”, chúng tôi không chỉ mang tới uy tín cho quý đại lý và còn cho cả những người Việt đang và sẽ sử dụng sản phẩm nước làm mát CTK Coolant.
- Hotline: 0949880968
- E-mail: info@ctkf.com.vn
- Fanpage: CTK Fluids – Giải pháp chăm sóc xe toàn diện
Bài viết liên quan
- Hệ thống làm mát động cơ ô tô hoạt động thế nào?
- Căn bản về nước làm mát ô tô, lịch sử và công dụng
- Những lưu ý khi thay và kiểm tra nước làm mát