Chất lỏng nào cũng sẽ có điểm sôi và điểm đóng băng. Vậy chúng là gì?
Điểm sôi và điểm đóng băng
Theo đúng như tên gọi của nó, cả 2 trạng thái đều được mô tả rất rõ ràng thông qua tên gọi của nó.
Điểm sôi là để chỉ mức nhiệt độ khiến cho một dung dịch hay chất lỏng xảy ra hiện tượng phá vỡ liên kết phân tử. Điều này sẽ tạo ra các bọt khí bên trong chất lỏng vì khi phân tử chất lỏng bị phá vỡ thì thường sẽ giải phóng khí.
Ngược lại điểm sôi là điểm đóng băng. Điểm đóng băng dùng để mô tả một mức nhiệt khiến cho dung dịch hay chất lỏng bị chuyển sang thể rắn. Điều này xảy ra do nhiệt độ thấp ngăn cản quá trình di chuyển của các phân tử chất lỏng.
Tuy nhiên thì ở Việt Nam chúng ta sẽ quan tâm đến điểm sôi nhiều hơn vì phần lớn nhiệt độ môi trường ở nước ta chả bao giờ xuống dưới được quá 5°C.
Điểm sôi và đóng băng của nước làm mát?
Hầu hết chúng ta đều biết rằng nước sẽ sôi ở 100°C và đóng băng ở 0°C. Nhưng nếu chúng ta pha thêm Glycol vào với nước thì điểm sôi của dung dịch sẽ tăng lên 106°C và điểm đóng băng là -35°C, đối với dung dịch mix 50/50.
Nếu chúng ta pha với tỉ lệ 30/70 thì điểm số có thể lên tới 113°C và đóng băng ở -55°C. Nhưng mà sao lại có điều này xảy ra?
Khi chúng ta pha trộn nước và Glycol, các phân tử Glycol và nước sẽ đan xen vào với nhau. Và do điểm sôi và điểm đóng băng của Glycol cao hơn nước nên khi sôi, phân tử nước sẽ khó bị phá vỡ liên kết và bay hơi. Về phía còn lại, khi đủ lạnh thì các phân tử nước sẽ giãn nở và bị tinh thể hoá; nhưng phân tử glycol lại làm quá trình này khó diễn ra hơn.
Đó là tại sao nước làm mát của động cơ ô tô lại cần phải có sự kết hợp của nước với Glycol đến vậy. Nó quan trọng lắm đó.
Áp suất trong két nước có tác động thế nào?
Theo kiến thức vật lý cơ bản, áp suất sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới điểm sôi của một chất lỏng. Áp suất càng cao thì điểm sôi của chất lỏng cũng tăng theo. Áp suất cũng ảnh hưởng tới điểm đóng băng của nước làm mát bên trong két nước
Dưới đây là bảng về các điểm sôi tương ứng với áp suất được đo từ nắp két nước. Tuy nhiên các bạn chú ý là điểm sôi của bảng này không phải chính xác tuyệt đối. Phụ thuộc vào điều kiện và sản phẩm khác nhau sẽ cho ra điểm số khác nhau, tuy nhiên sai số không phải là quá lớn.
Mức áp suất | 0 PSI | 4 PSI | 8 PSI | 16 PSI | 24 PSI |
Nước thường | 100°C | 107.22°C | 111.66°C | 122.22°C | 129.44°C |
33% Glycol | 104.44°C | 110°C | 115.55°C | 126.66°C | 133.88°C |
50% Glycol | 107.77°C | 113.33°C | 120°C | 130.55°C | 137.77°C |
60% Glycol | 110.55°C | 116.11°C | 122.77°C | 133.88°C | 140.55°C |
Rõ ràng là với áp suất càng tăng cao thì điểm sôi của nước làm mát cũng sẽ tăng lên theo. Và hầu hết các nước làm mát pha sẵn ở trên thị trường đều sử dụng dạng mix 50/50. Nếu chúng ta so sánh thì nước thường sẽ là 129.44°C còn dung dịch pha 50/50 là 137.77°C.
Chênh lệch 8.33°C, trông thì có vẻ không nhiều, nhưng thông thường nhiệt độ động cơ sẽ giao động từ 80°C-93°C. Với một hệ thống làm mát khi chiếc xe đang di chuyển thì để nhiệt độ tăng thêm từ 2°C – 3°C là rất khó vì luồng gió mát được đưa vào liên tục để hạ nhiệt két nước.
Mức áp suất bên trong két nước
Hầu hết các hệ thống làm mát của xe hơi đều được thiết kế với mức áp suất tối đa là 16 PSI. Và nắp két nước sẽ giữ áp suất hệ thống làm mát luôn ổn định ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 16 PSI. Điều này thực sự quan trọng vì nếu như áp suất trong hệ thống làm mát vượt quá 16 PSI thì có thể gây bục ống dẫn, thủng két nước..
Kết
Như vậy thì các bạn đã có thể hiểu rõ hơn một chút về cả lẫn nước làm mát và hệ thống làm mát xe ô tô. Trong bài viết tới mình sẽ viết chi tiết hơn về nắp két nước. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài viết khác liên quan ở phần bên dưới bài viết.
CTK – GIẢI PHÁP CHĂM SÓC XE TOÀN DIỆN
Liên hệ với chúng tôi
CTKF cam kết sẽ cung cấp và hỗ trợ những khách hàng đã, đang và sẽ cùng đồng hành để mang tới những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất. Với tôn chỉ “Uy tín tạo thành công”, chúng tôi không chỉ mang tới uy tín cho quý đại lý và còn cho cả những người Việt đang và sẽ sử dụng sản phẩm nước làm mát CTK Coolant.
- Hotline: 0949880968
- E-mail: info@ctkf.com.vn
- Fanpage: CTK Fluids – Giải pháp chăm sóc xe toàn diện
Bài viết liên quan
- Hệ thống làm mát động cơ ô tô hoạt động thế nào?
- Căn bản về nước làm mát ô tô, lịch sử và công dụng
- Tìm hiểu về nắp két nước và cách nó hoạt động