Trụ bơm nước hay còn gọi là bơm nước. Nó là một thành phần sử dụng lực nén và guồng quay để tạo ra lực đẩy giúp vận chuyển nước làm mát quanh hệ thống. Bài viết này chúng tôi sẽ mô tả chi tiết cấu tạo và cách hoạt động của nó với quý độc giả.
1. Khái niệm cơ bản
Các loại động cơ đốt trong khi hoạt động sẽ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Và toàn bộ nhiệt lượng này hầu hết đều được phần vỏ ngoài động cơ hấp thụ. Nếu lượng nhiệt của động cơ không được kiểm soát, nó sẽ gây ảnh hưởng tới chi tiết khác của xe. Đồng thời, nhiệt lượng cao cũng sẽ làm giãn nở các chi tiết kim loại của động cơ, điều này khiến cho buồng đốt và pistol nhanh mòn thậm chí là bó máy khi đang di chuyển.
Trụ bơm nước sẽ có vai trò tạo dòng lưu thông cho nước làm mát bên trong hệ thống. Dựa trên lực ly tâm, các cánh bơm được xoay tròn sẽ tạo lực để đẩy nước đi xung quanh hệ thống. Một chiếc bơm của ô tô tối đa có thể đưa nước đi 20 vòng hệ thống mỗi phút.
2. Cấu tạo
Trụ bơm nước làm mát được cấu tạo từ 4 thành phần cơ bản: Thân bơm, trục bơm, đĩa truyền động và cánh bơm. Toàn bộ trụ bơm sẽ được cố định trực tiếp vào phía trước của động cơ.
Thân bơm sẽ có tác dụng cố định toàn bộ hệ thống bơm trực tiếp vào động cơ, đồng thời sẽ là phần khung để 3 bộ phận còn lại hoạt động. Trục bơm sẽ nằm giữa thân bơm, 1 đầu sẽ là đĩa truyền động, đầu còn lại sẽ là cánh bơm.
Mặt được lắp cánh bơm sẽ được đưa vào trong động cơ, nơi có khoang chứa nước. Mặt có đĩa truyền động sẽ được xoay ra ngoài và kết nối với bộ truyền động của trục khuỷu thông qua đai truyền động.
3. Nguyên lý hoạt động
Khi khởi động, động cơ xe hoạt động và trục khuỷu sẽ xoay. Trục khuỷu sẽ chỉ dừng lại cho tới khi chúng ta tắt động cơ hoàn toàn. Khi trục khuỷu của xe xoay tròn, thông qua đai truyền động trụ bơm sẽ được hoạt động. Do vậy, bơm cũng sẽ chỉ dừng lại khi mà động cơ được tắt hẳn.
Các bạn có thể xem cách mà hệ thống làm mát hoạt động ở bài viết này:
Khi nhận được truyền động từ trục khuỷu, đĩa truyền động của bơm xoay tròn. Cánh bơm cũng xoay để tạo lực li tâm khiến dòng nước di chuyển. Vì được kết nối với trục khuỷu của động cơ, nếu xe chúng ta đi càng nhanh, trục khuỷu và bơm cũng sẽ xoay càng nhanh. Điều này giúp lưu lượng nước được tăng lên. Ngược lại khi xe ở tốc độ thấp, trục khuỷu và bơm xoay chậm hơn, lưu lượng nước cũng giảm đi.
Lý do gì mà các nhà sản xuất động cơ lại thiết kế như vậy? Vì khi xe hoạt động ở tốc độ cao, nhiên liệu được đốt nhiều hơn nên cũng sản sinh nhiệt nhiều hơn. Để giúp giữ nhiệt độ động cơ được ổn định thì lưu lượng nước cũng cần được gia tăng để đảm bảo khả năng làm mát.
Kết
Để bơm được làm việc một cách hiệu quá, cánh bơm luôn cần phải đảm bảo không có bất kì hư hại nào. Do vậy thì ngoài việc thường xuyên kiểm tra trụ bơm. Chúng ta cũng cần phải sử dụng sản phẩm nước làm mát chất lượng.
CTK Coolant là sản phẩm nước làm mát đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các thành phần của nước làm mát CTK Coolant rất an toàn và bảo vệ tối đa cho cả động cơ lẫn hệ thống làm mát của mọi dòng xe. Sản phẩm sẽ giúp cho chiếc xe của bạn hoạt động một cách mượt mà, bảo vệ tối đa các linh kiện của xe.
CTK – GIẢI PHÁP CHĂM SÓC XE TOÀN DIỆN
Liên hệ với chúng tôi
CTKF cam kết sẽ cung cấp và hỗ trợ những khách hàng đã, đang và sẽ cùng đồng hành để mang tới những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất. Với tôn chỉ “Uy tín tạo thành công”, chúng tôi không chỉ mang tới uy tín cho quý đại lý và còn cho cả những người Việt đang và sẽ sử dụng sản phẩm nước làm mát CTK Coolant.
- Hotline: 0949880968
- E-mail: info@ctkf.com.vn
- Fanpage: CTK Fluids – Giải pháp chăm sóc xe toàn diện
Bài viết liên quan
- Căn bản về nước làm mát ô tô, lịch sử và công dụng
- Điểm sôi và điểm đóng băng của nước làm mát?
- Giới thiệu nước làm mát động cơ CTK Coolant
Comments are closed.