Khi nào cần thay dầu phanh ô tô? Tự kiểm tra dầu phanh tại nhà

thay-moi-dau-phanh-xe-o-to

Dầu phanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của phương tiện di chuyển. Do vậy việc định kì thay dầu phanh sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

Tác dụng của dầu phanh

Không giống như những loại dầu nhớt bôi trơn khác như dầu hộp số, dầu động cơ… Dầu phanh có tác dụng chính là truyền lực. Do tính không chịu nén, dầu phanh dễ dàng truyền lực từ bàn đạp phanh tới những cùm phanh hay trống phanh một cách chính xác và tức thời.

thay-moi-dau-phanh-xe-o-to

Tuy vậy thì các loại dầu phanh cũng cần được thường xuyên kiểm tra và thay thế định kỳ. Trong quá trình sử dụng, dầu phanh bị nhiễm bẩn do sự quá trình ma sát của các thành phần trong hệ thống phanh. Với các loại dầu phanh tiêu chuẩn DOT 3, DOT 4 đều sẽ có tình trạng bị ngậm nước.

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình thì dầu phanh là thứ không thể không chú ý tới thường xuyên.

Những dấu hiệu cần thay mới dầu phanh

Đã được 2-3 năm từ lần thay gần nhất

Dầu phanh có đặc tính hút ẩm, về cơ bản thì năm đầu tiên dầu phanh có thể ngậm nước từ 3-5% và năm thứ 2 có thể lên tới 8-10%. Ngoài ra trong thời gian sử dụng, dầu phanh cũng sẽ bị nhiễm bẩn do sự ma sát của các bộ phận bên trong hệ thống.

Những tác nhân này khiến dầu phanh bị giảm nhiệt độ sôi, biến tính khiến phanh không ăn, mất phanh và rất nhiều những vấn đề nguy hại khác.

Phanh không nhạy hoặc không ăn

Trong quá trình di chuyển, nếu phát hiện tình trạng bất thường của phanh như phanh không nhạy, không ăn hoặc bàn đạp phanh nặng bất thường. Đó là những dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết để chúng ta cần đi thay dầu phanh và kiểm tra hệ thống.

Các nguyên nhân xảy ra có thể do hệ thống thiếu dầu phanh, hoặc dầu phanh bị biến đổi tính chất. Hay dầu phanh ngậm nước nhiều khiến các thành phần khác bị ảnh hưởng.

Dầu phanh chuyển màu

Thông thường dầu phanh sẽ trong suốt và không có màu, một số ít có màu vàng hoặc đỏ. Thế nhưng màu của chúng khi nó còn mới thì màu sắc rất tươi và trong. Và sau một thời gian sử dụng, do bị nhiễm bẩn và thay đổi tính hóa lý làm cho màu sắc bị thay đổi.

dau-phanh-bi-doi-mau

Ngay khi phát hiện tình trạng thay đổi màu sắc ở dầu phanh thì việc bạn cần làm là ngay lập tức tìm tới những garage gần nhất để kiểm tra hệ thống phanh và thay mới dầu phanh để giữ an toàn cho bản thân cũng như phương tiện.

Các chi tiết trong hệ thống phanh bị ăn mòn

Có thể vì một lý do khách quan nào đó, hệ thống phanh thủy lực bị hở. Điều này khiến dầu phanh bị ngậm nước nặng. Dầu phanh khi bị ngậm nước sẽ dễ sôi hơn, áp suất phanh giảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phanh. 

he-thong-phanh-thuy-luc-bi-an-mon

Đặc biệt dầu phanh nhiễm nước còn có thể gây gỉ sét các chi tiết trong hệ thống phanh. Dầu phanh khi được trộn lẫn với nước thì độ ăn mòn hệ thống phanh rất cao.

Tự kiểm tra dầu phanh tại nhà

Hiện tại trên thị trường hầu hết các mẫu xe đều có cảm biến dầu phanh. Thế nhưng cảm biến này lại chỉ có thể cảnh báo mực dầu phanh mà thôi. Do vậy thì chủ xe cũng nên thường xuyên kiểm tra dầu phanh thủ công.

Kiểm tra mức dầu

Bình dầu phanh ô tô thường được làm bằng nhựa có màu trắng đục. Ngoài ra trên thân bình các nhà sản xuất sẽ định mức sẵn với 2 vạch Min (Tối thiểu) và Max (Tối đa). Tùy thuộc vào quy chuẩn của nhà sản xuất mà từ ngữ cũng có thể khác nhau như Add (Cần tiếp thêm dầu) hoặc Full (Đầy).

kiem-tra-muc-dau-phanh-o-to

Khi quan sát qua vạch định mức trên bình, nếu như lượng dầu trong bình chạm tới vạch thấp hoặc dưới thì chúng ta cần phải bổ sung thêm hoặc thay mới dầu phanh ngay.

Kiểm tra màu của dầu phanh

Quy trình kiểm tra dầu phanh rất đơn giản. Do bình chứa sử dụng nhựa trắng nên ta có thể quan sát được màu sắc của dầu phanh. Nếu như quá khó quan sát thì bạn có thể sử dụng thêm sự hỗ trợ từ đèn pin hay đèn flash.

tu-kiem-tra-mau-dau-phanh

Hoặc chúng ta cũng có thể trực tiếp mở nắp bình và kiểm tra. Tuy nhiên cách này thường không được khuyến khích vì sẽ dễ làm dầu bị ngậm nước hơn do tiếp xúc với không khí.

Kiểm tra độ ngậm nước

Để kiểm tra độ ngậm nước chúng ta cần chuẩn bị một đồng hồ vạn năng (Multimeter) để đo độ dẫn điện. Trước tiên cần chuyển đồng hồ về chế độ VDC (DCV). Tiếp theo, cực dương (Dây đỏ) sẽ tiếp xúc với dầu phanh còn cực âm (Dây đen) sẽ tiếp xúc với một bộ phận kim loại bất kì có dẫn điện. 

tu-kiem-tra-dau-phanh-bang-dong-ho-van-nang

Để kết quả chính xác nhất chúng ta nên giữ nguyên vị trí khoảng từ 20 – 30 giây. Nếu kết quả cho ra lớn hơn hoặc bằng 0.3V thì dầu phanh của bạn đã ngậm nước khá nặng. Nếu kết quả trả lại thấp hơn 0.3V thì dầu phanh đó vẫn có thể tiếp tục sử dụng.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng chế độ đo điện trở ôm (Ω). Nhúng cả 2 đầu đo vào dung dịch dầu phanh. Nếu kết quả trả lại trên 5 Mega Ohm (5 M Ω), dầu phanh đó vẫn có thể sử dụng. Điện trở cho ra càng thấp thì độ ngậm nước của dầu phanh càng cao.

tu-kiem-tra-dau-phanh-bang-cong-cu-chuyen-dung

Hoặc để đơn giản hơn, chúng ta có thể sử dụng bút đo độ ẩm trong dầu phanh. Quá trình test và kết quả trả ra cũng đơn giản và dễ dàng hơn.

CTK – GIẢI PHÁP CHĂM SÓC XE TOÀN DIỆN

Liên hệ với chúng tôi

CTKF Việt Nam cam kết sẽ cung cấp và hỗ trợ những khách hàng đã, đang và sẽ cùng đồng hành để mang tới những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất. Với tôn chỉ “Uy tín tạo thành công”, sản phẩm CTK Brake của chúng tôi có thể đáp ứng được những yêu cầu gắt gao nhất của hệ thống phanh.

Bài viết liên quan