Với phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, hộp số vốn là một cầu nối truyền tải mô men xoắn từ động cơ tới hệ dẫn động của phương tiện. Dựa vào những thiết kế khác nhau với những chi tiết bằng kim loại, hộp số giúp thay đổi tỉ số truyền để phương tiện hoạt động mượt mà và tối ưu nhất.
Giống như với động cơ, những bề mặt kim loại trên hộp số thường xuyên cọ sát với nhau. Vòng tua máy động cơ càng cao, những chi tiết bên trong hộp số tạo ra ma sát càng lớn. Và dầu bôi trơn cho hộp số đã được tạo ra nhằm bôi trơn và giảm nhiệt độ và ma sát của các thành phần bên trong.
Như ở bài viết Phân loại hộp số ô tô. Ưu và nhược điểm của từng loại. Hiện tại trên thị trường xe có rất nhiều những loại hộp số xe ô tô khác nhau. Và với mỗi loại hộp số, chúng lại có những cấu tạo và cách hoạt động khác nhau.
Nhưng với công nghệ tân tiến, phần lớn các mẫu xe hiện tại đa phần đều có thể sử dụng chung dầu hộp số. Thế nhưng nó lại không phải là hoàn toàn. Giờ chúng ta cùng nhau đào sâu hơn vào các loại dầu hộp số cho ô tô nào.
1. Dầu cho hộp số sàn (MTF-Manual Transmission Fluid)
Là loại dầu dành riêng cho xe số sàn. Với đặc tính là độ nhớt cao, dầu có thể dễ dàng bám vào bề mặt chi tiết. Từ đó giúp bôi trơn và giảm ma sát trong hộp số. Dầu hộp số thường có độ nhớt cao hơn rất nhiều so với dầu động cơ (SAE 80W, 75W-90, 80W-90 and SAE 90).
Tuỳ thuộc vào từng loại hộp số chúng ta sẽ phải lựa chọn độ nhớt sao cho phù hợp.
2. Dầu cho hộp số tự động (ATF-Automatic Transmission Fluid)
Khác với dầu hộp số sàn, dầu hộp số tự động thường có độ nhớt thấp hơn. Dầu hộp số tự động có thể sử dụng chung với hầu hết các hộp số (Một số loại hộp số sàn cũng có thể sử dụng). Tuy nhiên thì loại hộp số sang số trực tiếp (DSG) và hộp số tự động biến thiên vô cấp (CVT) lại phải có loại dầu riêng.
Dầu xe số tự động không chỉ thực hiện việc bôi trơn, làm mát, làm sạch mà còn phải kiêm luôn việc hoạt động của các piston thủy lực hay hệ thống van bên trong hộp số. Việc dầu xuống cấp sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sang số tự động và khiến phương tiện có tình trạng gầm máy hoặc giật cục khi di chuyển.
3. Dầu cho hộp số CVT (Continuously Variable Transmission Fluid)
Không giống như các loại hộp số khác, hộp số CVT hoàn toàn không sử dụng các bánh răng để thay đổi tỉ số truyền. Thay vào đó là hệ thống Pulley. Chính vì vậy mà loại dầu cho hộp số CVT khác hoàn toàn so với dầu hộp số tự động.
Dầu hộp số CVT sẽ có độ nhớt ở mức trung bình, tuy nhiên lại có hệ số ma sát cao. Với hệ số ma sát cao, dây đai nằm bên trong hộp số sẽ được đảm bảo hoạt động chuẩn xác.
Với những loại dầu không đạt đúng chỉ số ma sát, tình trạng trượt của dây đai hoặc thậm chí làm văng dây đai ra khỏi hệ thống Pulley.
4. Phân cấp dầu hộp số
Đối với dầu hộp số, chúng ta sẽ có 2 thông số cần phải nắm được đó là chỉ số cấp độ nhớt SAE và chỉ số cấp hiệu năng API.
Chỉ số cấp độ nhớt (Society of Automotive Engineers – SAE)
Tương tự với dầu động cơ, dầu hộp số cũng chia ra nhiều cấp độ nhớt khác nhau. Thậm chí chúng ta cũng có cả dầu đơn cấp và dầu đa cấp.
Nếu chỉ số độ nhớt SAE của dầu thấp, xe sẽ bốc hơn khi ở vòng tua máy thấp. Tuy nhiên khi ở vòng tua máy cao, độ nhớt thấp thì phương tiện sẽ rung hơn và tiếng máy sẽ to hơn bình thường. Ngược lại, với dầu có chỉ số nhớt cao thì ở tua máy thấp, phương tiện sẽ không được bốc nhưng êm hơn ở vòng tua máy cao.
Để hiểu rõ hơn về cấp độ nhớt SAE, bạn có thể tham khảo tại bài viết về dầu động cơ của chúng tôi ở đường link này: Dầu nhớt động cơ là gì? Những kiến thức cần biết về dầu nhớt
Chỉ số cấp hiệu năng (American Petroleum Institute – API)
Chỉ số cấp hiệu năng API không chỉ được dành riêng cho dầu nhớt động cơ. Nó cũng có một bảng phân loại dành riêng cho dầu hộp số với ký hiệp là GL (Gear Lubricant). Không giống với bảng phân loại dầu động cơ, chỉ số API của dầu hộp số sẽ có dạng GL-x với x là một số tự nhiên.
Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về phân cấp đối với chỉ số API trên dầu nhớt hộp số ô tô
Cấp độ API | Ứng dụng | Chất phụ gia |
GL-1(Dừng sản xuất) | Dành cho hộp số có áp lực tiếp xúc và độ trượt bề mặt thấp | Có thể kết hợp với phụ gia chống oxi hóa, phụ gia chống ăn mòn, chất khử bọt hoặc chất làm giảm điểm đông đặc. Không được thêm chất tăng ma sát hoặc phụ gia EP |
GL-2(Dừng sản xuất) | Dầu cho bánh răng trục vít dùng cho các phương tiện có trục không nằm trong tiêu chuẩn API GL 1 về tải trọng, nhiệt độ và tốc độ trượt. | Dầu có phụ gia giảm mài mòn, nhưng không có yêu cầu về phụ gia EP |
GL-3(Dừng sản xuất) | Dầu cho hộp số tay và hộp số côn cho xe tải có tải trọng và tốc độ từ thấp đến trung bình. | Dầu có phụ gia EP cho khả năng chịu tải cao hơn dầu API GL-1, nhưng có yêu cầu về chất lượng phụ gia thấp hơn đối với API GL-4 |
GL-4 | Dầu cho hộp số côn và vi sai có điều kiện tốc độ và tải nhẹ cũng như cho các hộp số sàn. | Dầu có hàm lượng phụ gia EP cao hơn GL-3 và cần có phụ gia chống ăn mòn |
GL-5 | Dầu đặc biệt dành cho vi sai có hoạt động truyền động trục ở tốc độ cao và/hoặc tốc độ thấp và điều kiện mô-men xoắn cao | Dầu có hàm lượng phụ gia EP cao và có yêu cầu về phụ gia chống ăn mòn và ổn định sự lão hóa |
GL-6(Dừng sản xuất) | Dầu cho hộp số có độ lệch bánh răng rất lớn (thiết kế không được phê duyệt – các thử nghiệm hiệu suất cần thiết cho API GL-6 đều bị loại bỏ) | Có hàm lượng chất phụ gia cao hơn rất nhiều so với GL-5 |
MT1 | Dầu cho hộp số tay không đồng bộ trong xe buýt và xe tải | Dầu có yêu cầu cao về tính ổn định nhiệt, khả năng tương thích với phớt dầu và khả năng chống ăn mòn và mài mòn cao hơn so với dầu API GL‑5 |
Chúng ta không nên trộn lẫn các loại dầu truyền động thuộc các lớp API khác nhau với nhau. Người dùng cũng không nên bỏ qua những lưu ý về phương tiện từ phía nhà sản xuất.
Nếu xe của bạn cần dầu API GL-5 thì không nên sử dụng hoặc trộn lẫn GL‑3 hoặc GL-4. Dầu GL-3/4 với các chất phụ gia của chúng sẽ không đáp ứng được tải trọng cao và khả năng chống mài mòn kèm. Nếu đổ dầu GL-5 vào xe số sàn được thiết kế sử dụng GL-3 hoặc GL-4, ma sát thường thấp hơn sẽ dẫn đến trượt bộ đồng tốc. Trong trường hợp xấu nhất, sẽ gây ra lỗi toàn bộ hệ thống.
5. Lựa chọn dầu sao cho phù hợp?
Để có thể lựa chọn loại dầu phù hợp, điều trước tiên chúng ta cần nắm rõ được chính xác loại hộp số được trang bị trên xe. Tiếp theo đó dựa trên quy định mà nhà sản xuất đưa ra theo mẫu xe mà chúng ta chọn loại dầu với thông số sao cho phù hợp.
Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy đọc thật kỹ bài viết này. Sau khi nắm rõ được những thông tin cơ bản, bước tiếp theo đó chính là tìm hiểu kỹ về thông tin được đưa ra từ phía nhà sản xuất. Điều này sẽ giúp bạn chọn được đúng loại dầu dành cho phương tiện của mình.
Sau khi đã nắm rõ cần chọn loại dầu phù hợp, bước cuối cùng của bạn là hãy đưa xe ra garage và yêu cầu sự hỗ trợ thay thế từ phía Garage. Tuyệt đối không tự thay mới dầu hộp số tại nhà vì để có thể thay được dầu hộp số một cách đúng kỹ thuật thì ngoài những công cụ cơ bản, chúng ta sẽ cần thêm những sự hỗ trợ từ những công cụ chuyên dụng.
Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có một cái nhìn khái quát hơn, ngoài ra thì bạn đã có thể nắm rõ hơn loại dầu hộp số phù hợp với phương tiện của mình.
CTK – GIẢI PHÁP CHĂM SÓC XE TOÀN DIỆN
Liên hệ với chúng tôi
CTKF Việt Nam cam kết sẽ cung cấp và hỗ trợ những khách hàng đã, đang và sẽ cùng đồng hành để mang tới những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất. Với tôn chỉ “Uy tín tạo thành công”, sản phẩm CTK Fluids của chúng tôi sẽ giúp xế cưng của bạn luôn an toàn và đạt hiệu suất cao nhất.
- Hotline: 0949880968
- E-mail: info@ctkf.com.vn
- Fanpage: CTK Fluids – Giải pháp chăm sóc xe toàn diện
Bài viết liên quan
- Phân loại hộp số ô tô. Ưu và nhược điểm từng loại
- Cấu tạo hệ thống bôi trơn động cơ ô tô
- Những dấu hiệu cho thấy bạn cần thay dầu hộp số ngay lập tức