Trong bài viết “Cấu tạo hệ thống bôi trơn động cơ” được đăng tải cách đây ít hôm, các bạn đọc đã có thể có một cái nhìn chi tiết hơn về cấu tạo và thành phần của hệ thống bôi trơn động cơ ô tô. Tuy vậy, không phải lúc nào động cơ cũng sẽ sử dụng cùng 1 hệ thống cấu tạo giống hệt như trong bài viết.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài viết này ngày hôm nay sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về những các bôi trơn động cơ đã và đang được sử dụng phổ biến không chỉ riêng với xe ô tô.
Danh sách các phương pháp bôi trơn
Với các phương pháp bôi trơn động cơ thì chúng ta sẽ có ba phương pháp bôi trơn, mỗi phương pháp sẽ phù hợp với một dạng động cơ khác nhau. Chúng tôi sẽ đi chi tiết vào từng phần để quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về cả ba phương pháp này.
BÔI TRƠN PHA NHỚT
Phương pháp bôi trơn này thường thấy ở những động cơ 2 thì, ví dụ như những mẫu xe máy đời cũ, máy phát điện dân dụng, máy cưa hoặc máy cắt cỏ…
Trong phương pháp này, dầu nhớt bôi trơn động cơ sẽ được trộn lẫn vào nhiên liệu đốt. Với mỗi loại động cơ và dung tích xi-lanh khác nhau thì tỉ lệ pha trộn giữa nhiên liệu đốt và dầu nhớt bôi trơn sẽ khác nhau.
Mặc dù có thể cắt giảm được rất nhiều chi tiết trong hệ thống máy, phương pháp bôi trơn này lại có một điểm yếu đó là lượng dầu nhớt bôi trơn phụ thuộc hoàn toàn vào tỉ lệ pha của người sử dụng. Thêm nữa, do dầu nhớt bôi trong hỗn hợp khí bị đốt cháy cùng nhiên liệu nên dễ tạo muội than bám trên pit tông và ngăn cản quá trình tản nhiệt của pit tông.
BÔI TRƠN VUNG TÉ
Cấu tạo của hệ thống bôi trơn vung té thường có thiết kế khá đơn giản, phù hợp với những động cơ cấu tạo bởi 1 xi-lanh và công suất nhỏ.
Hệ thống bôi trơn sử dụng phương pháp này sẽ có một thìa múc dầu ở tại trục khuỷu, với mỗi một vòng quay thì dầu sẽ được múc và vung té bên trong không gian các te và không gian bên dưới pit tông.
Phương pháp bôi trơn này có điểm mạnh là tự đơn giản trong thiết kế, thế nhưng nó lại không đảm bảo được lượng dầu bôi trơn cho các ổ trục cũng như bề mặt các chi tiết ma sát. Và cũng chính vì điểm yếu đó mà nó thường không được trang bị trên những động cơ có dung tích xi-lanh lớn hoặc những động cơ có hiệu suất cao.
BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC
Hệ thống bôi trơn sử dụng phương pháp này có cấu tạo khá phức tạp với nhiều những chi tiết khác nhau. Dầu bôi trơn luôn luôn lưu động tuần hoàn và có một áp suất nhất định, vì vậy ưu điểm của phương pháp này là lượng dầu luôn đảm bảo, bề mặt ma sát được giữ sạch và hiệu quả bôi trơn tốt.
Hệ thống bôi trơn sử dụng phương pháp cưỡng bức sẽ được dùng trên những động cơ có hiệu suất cao, thiết kế phức tạp hoặc có nhiều xi-lanh. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức sẽ có hai dạng đó là:
- Hệ thống bôi trơn cacte ướt: Dầu bôi trơn được chứa trong cacte và được hút qua lọc thô, sau đó đưa qua bầu lọc chính. Ở đây, dầu nhờn sẽ được lọc sạch mọi tạp chất và sau đó được đẩy đi vào các đường dẫn dầu, chảy đến các ổ trục cam, ổ trục khuỷu…Tiếp theo, đường dầu trong trục khuỷu sẽ đưa dầu bôi trơn lên ổ chốt và theo đường dầu trên thanh truyền bôi trơn chốt pit tông. Nếu thanh truyền không có đường dầu thì phải có lỗ hứng dầu nhỏ.
- Hệ thống bôi trơn cacte khô: hệ thống này khác với hệ thống bôi trơn ướt đó là có 2 bơm dầu. Một bơm để hút dầu từ cacte về thùng chứa dầu. Sau đó, bơm còn lại sẽ hút dầu từ thùng chứa đi bôi trơn tương tự như hệ thống bôi trơn cacte ướt.
BÔI TRƠN HỖN HỢP
Như tên gọi của nó, ở phương pháp này hệ thống bôi trơn sẽ là sự kết hợp của hệ thống bôi trơn cưỡng bức và vung té. Với những chi tiết phải chịu tải và có ma sát lớn thì hệ thống sẽ sử dụng đường cấp dầu như hệ thống cưỡng bức. Những chi tiết chịu tải và ma sát nhỏ hơn như pit tong, con đội, xu páp… thì sẽ sử dụng phương pháp vung té.
Lỗi thường gặp với hệ thống bôi trơn động cơ
Hệ thống bôi trơn động cơ thường rất khó xảy ra lỗi nếu người dùng thường xuyên kiểm tra và sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, khi hệ thống này gặp trục trặc, dù là một vấn đề nhỏ cũng có thể gây ra hư hỏng nặng nề đến toàn bộ động cơ. Một số hư hỏng của hệ thống bôi trơn có thể gặp trong suốt quá trình vận hành có thể kể đến như:
- Chất lượng dầu bị giảm sút về mặt hóa lý, cơ tính hay độ nhớt.
- Đường dẫn dầu bị tắc nghẽn hoặc không kín khít, làm gián đoạn quá trình bôi trơn.
- Van điều tiết áp suất dầu bị kẹt làm mất khả năng điều chỉnh.
- Két làm mát dầu bị rò rỉ.
Bên trên là 4 những hư hỏng thường gặp nhất của hệ thống bôi trơn khi vận hành trong một khoảng thời gian nhất định. Các hư hỏng này sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho động cơ, khiến người dùng phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để sửa chữa, thay mới.
Hệ thống bôi trơn cực kỳ quan trọng, đóng vai trò điều tiết hoạt động, làm mát, bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho động cơ. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động cũng như tra dầu thường xuyên để tránh hỏng hóc không đáng có.
CTK – GIẢI PHÁP CHĂM SÓC XE TOÀN DIỆN
Liên hệ với chúng tôi
CTKF Việt Nam cam kết sẽ cung cấp và hỗ trợ những khách hàng đã, đang và sẽ cùng đồng hành để mang tới những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất. Với tôn chỉ “Uy tín tạo thành công”, sản phẩm CTK Engine của chúng tôi sẽ giúp hệ thống động cơ của bạn luôn trơn tru và đạt hiệu suất cao nhất.
- Hotline: 0949880968
- E-mail: info@ctkf.com.vn
- Fanpage: CTK Fluids – Giải pháp chăm sóc xe toàn diện
Bài viết liên quan
- Chi tiết về bơm nước làm mát trên ô tô
- Hệ thống phanh thủy lực ô tô. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Cấu tạo hệ thống bôi trơn động cơ ô tô
Comments are closed.